Trong một thế giới mà hầu hết các quốc gia đều cam kết sẽ thực hiện Zero Cacbon đến năm 2050. Chúng ta cùng phân tích xem Việt Nam đang ở đâu trên bản đồ năng lượng thế giới và những cam kết cụ thể của chính phủ theo lộ trình ra sao nhé.
Chính sách chỉ là giải pháp trong ngắn hạn
Trước xu thế phát triển của xe điện, nhiều quốc gia trên thế giới đang thúc đẩy xe điện thông qua nhiều biện pháp, bao gồm trợ cấp trực tiếp cho cả nhà sản xuất và người tiêu dùng, miễn thuế và hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng...Trung Quốc được biết đến là một trong những nước thành công nhất trong việc thúc đẩy sản xuất và bán ô tô điện.
Theo Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc (CAAM), năm 2011, chỉ có 5.000 chiếc xe điện được bán ra tại Trung Quốc. Đến 2019, lượng xe điện được tiêu thụ tại quốc gia này đã đạt hơn 1 triệu chiếc. Dù mới chiếm khoảng 8% lượng tiêu thụ nhưng, cũng đủ đưa Trung Quốc trở thành thị trường và nơi sản xuất xe điện lớn nhất thế giới. Điều này có được nhờ các chính sách mạnh mẽ hơn cho các loại xe điện được sản xuất tại Trung Quốc.
Chính sách giúp định hình
thị trường xe điện.
Năm 2009, Chính phủ Trung Quốc bắt đầu áp dụng các chính sách khuyến khích hào phóng cho sản xuất và sử dụng xe điện. Các nhà sản xuất nhận trợ cấp để giảm giá nhằm khuyến khích bán hàng. Khoản trợ cấp này được tính theo số lần di chuyển trên mỗi lần sạc. Nhà nước chi cho R&D, đầu tư trực tiếp vào các công ty xe điện và cơ sở hạ tầng sạc. Ngoài việc giảm giá trực tiếp, nhà nước cũng có chính sách ưu đãi để tiếp cận với việc đăng ký biển số (đối với các thành phố lớn đang bị hạn chế để kiểm soát giao thông).
Theo các chuyên gia, các chính sách này đã tăng niềm tin của người tiêu dùng và doanh nghiệp, đồng thời thúc đẩy sự thâm nhập xe điện nhanh chóng. Điều này đóng vai trò quan trọng trong việc giúp thị trường xe điện Trung Quốc phát triển mạnh mẽ.
Trong khi đó, tại ASEAN, Thái Lan, Indonesia hay Malaysia đều tỏ rõ tham vọng với ô tô điện. Với tham vọng trở thành “cứ điểm” sản xuất xe điện lớn trên thế giới, Thái Lan đang dành nhiều đặc quyền cho các nhà sản xuất xe điện bên cạnh các ưu đãi cho người sử dụng.
Thái Lan miễn thuế 3 năm cho các nhà sản xuất xe plug-in hybrid và miễn thuế thu nhập doanh nghiệp tối đa 8 năm cho những nhà sản xuất xe điện chạy pin, đi kèm theo các điều kiện nhất định. Các nhà sản xuất trong chuỗi cung ứng cũng được hưởng ưu đãi. Thái Lan bổ sung thêm nhiều chi tiết linh kiện, phụ tùng quan trọng của xe điện vào danh mục ưu đãi; nhà sản xuất thiết bị, linh kiện sẽ được miễn thuế doanh nghiệp 8 năm.
Các nhà nghiên cứu cho biết, để có thể phát triển thị trường xe điện, các ưu đãi cho người dùng, nhà sản xuất và xây dựng cơ sở hạ tầng là những điều kiện quan trọng. Tuy nhiên, các chính sách từ Chính phủ vẫn chỉ được xem là các biện pháp để thúc đẩy thị trường trong ngắn hạn.
Dù vẫn đang duy trì như một biện pháp thúc đẩy thị trường, nhưng một số nước châu Âu cũng đang xem xét cắt giảm dần các chương trình trợ cấp này. Nhiều hãng xe bày tỏ lo ngại, đây là các biện pháp ngắn hạn và không thể tạo ra thị trường ô tô điện bền vững.
Các chuyên gia cho rằng, các Chính phủ nên tập trung hơn vào việc phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ cho ô tô điện như trạm sạc xe, hay hỗ trợ xây dựng các nhà máy sản xuất pin để có thể giảm giá thành xe điện.
Các khoản trợ cấp của chính phủ đã thúc đẩy nhu cầu mua xe điện ở nhiều khu vực. Tuy nhiên, những khoản trợ cấp, nhất là trợ cấp tiền mặt được xem là tốn kém và những gì đã diễn ra ở Trung Quốc được xem như một lời cảnh báo rằng, đây không phải là một chính sách bền vững.
Cam kết và lộ trình "xanh hóa" tại Việt Nam
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ - Trưởng ban chỉ đạo
quốc gia thực hiện COP26, Bộ Công Thương đã xây dựng kế hoạch hành động triển
khai các cam kết liên quan đến ngành Công Thương với các nhiệm vụ chính, gồm:
Triển khai các nhiệm vụ, giải pháp kiểm soát phát thải khí nhà kính theo quy định
của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật có
liên quan, góp phần thực hiện thành công mục tiêu giảm phát thải ròng bằng 0
vào năm 2050.
Chuyển đổi năng lượng xanh trong ngành giao thông vận tài có
nền tảng là sự chuyển đổi công nghệ mạnh mẽ cần dựa vào thể chế và quản trị hiện
đại, khoa học và công nghệ tiên tiến, nguồn nhân lực chất lượng cao.
Huy động tối đa nguồn lực để thực hiện chuyển đổi năng lượng
xanh của ngành giao thông vận tải. Khẩn trương bổ sung, sửa đổi thể chế, chính
sách để tạo môi trường thuận lợi cho tiếp nhận accs dòng vốn đầu tư, công nghệ
tiên tiến.
Cụ thể cần thúc đẩy mạnh mẽ nền công nghiệp ô tô chuyển đổi
từ công nghệ nhiên liệu hóa thạch sang sử dụng điện, năng lượng xanh. Xây dựng
chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp trong hoạt động đầu tư, xây dựng và phát triển
hệ thống sạc điện, hạ tầng cung cấp năng lượng xanh.
Cùng với đó là sự thúc đẩy các phương tiện vận tải công cộng,
các ưu đãi dành cho người dân khi chuyển đổi sang sử dụng phương tiện giao
thông xanh.
Với những cam kết mạnh mẽ và cụ thể trên, hy vọng trong
tương lai không xa, Việt Nam sẽ sớm đạt được những cam kết đã đưa ra tại hội
nghị COP 26.