Trạm biến áp là nơi đặt máy biến áp và các thiết bị phân phối điện khác nhằm tạo nên một hệ thống truyền tải điện năng hoàn chỉnh làm nhiệm vụ cung cấp điện.
1/ Trạm Biến Áp là gì?
Trong hệ thống phân phối năng lượng điện, trạm
biến áp phân khối là công trình có chức năng chuyển đổi điện áp trung áp
6-10-22-35kV xuống điện áp hạ thế 380-220V để cấp điện phục vụ sản xuất, kinh
doanh dịch vụ và sinh hoạt hàng ngày – thường gọi là “Trạm biến áp”
Trạm Biến Áp là một bộ phần trong hệ thống
truyền tải và phân phối điện, được cấu tạo từ nhiều thiết bị trung hạ thế có
tiêu chuẩn và qui cách phù hợp với từng công suất.
2/ Máy
Biến Áp là gì?
Máy biến áp là một thiết bị điện từ tĩnh, làm
việc theo nguyên lý cảm ứng điện từ , dùng để biến đổi điện áp của hệ
thống dòng điện xoay chiều nhưng vẫn giữ nguyên tần số.
Nguyên lý làm việc Máy Biến Áp:
Dòng điện được tạo ra trong cuộn dây sơ cấp
khi nối với hiệu điện thế sơ cấp, và 1 từ trường biến thiên trong lõi sắt. Từ
trường biến thiên này tạo ra trong mạch điện thứ cấp 1 hiệu điện thế thứ cấp.
Như vậy hiệu điện thế sơ cấp có thể thay đổi được hiệu điện thế thứ cấp thông
qua từ trường. Sự biến đổi này có thể được điều chỉnh qua số vòng quấn trên lõi
sắt.
3/ Phân loại Máy Biến Áp:
a. Máy biến áp điện lực : Dùng đế truyền tải
và phân phối công suất trong hệ thống điện lực.
b. Máy biến áp chuyên dùng : Dùng cho các lò
luyện kim, cho các thiết bị chỉnh lưu ; máy biến áp hàn điện..vv..
c. Máy biến áp tự ngẫu : Dùng đế biến
đổi điện áp trong phạm vi không lớn, dùng để mở máy động cơ điện xoay chiều.
d. Máy biến áp đo lường : Dùng đế giảm các
điện áp và dòng điện lớn khi đưa vào các thiết bị đo lường, bảo vệ.
e. Máy biến áp thí nghiệm : Dùng đế thí nghiệm
các điện áp cao
4/ Phân
loại Trạm Biến Áp
: có 2 dạng là Trạm biến áp ngoài trời và
trong nhà, có cáo loại sau.
a. Trạm biến áp hợp bộ
b. Trạm biến áp giàn
c. Trạm biến áp treo
d. Trạm biến áp nền
e. Trạm biến áp ngồi trên trụ thép